Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Vây Ngụy cứu Triệu hoặc đánh Georgia cứu Iran
Khi Nga sô đem quân xâm chiếm George, chúng ta liên tưởng đến Trung Quốc xâm lăng nước ta vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức gọi là Soviet-Dominated Council for Mutual Economic Cooperation (Comecom), đồng thời ký kết thoả ước có tên là Treaty of Friendship and Cooperation cùng Liên Bang Sô Viết vào năm 1978.













 


Vào tháng 12 năm 1978 Việt Nam cũng đã đem quân sang Cambodia để giải cứu dân tộc Campuchia và trừng phạt chính quyền thân Trung Quốc là Pol Pot, trong mục đích ngăn chận hành động diệt chủng của Pol Pot, điều mà cả thế giới đều biết nhưng chẳng ai chịu lên tiếng hoặc có hành động ngăn cản cụ thể nào. Mặc dầu trong hiến chương Liên Hiệp Quốc, một trong những điều khoản căn bản để thành lập là “bảo vệ quyền sống và quyền làm người của con người”.


Để giải cứu tập đoàn Pol Pot, bọn bành trướng Trung Quốc, cầm đầu là Đặng Tiểu Bình đã tràn sang đánh chiếm biên giới phía Bắc nước ta. Tuy nhiên sau 29 ngày xâm lấn Trung Quốc đã học một bài học xứng đáng từ dân tộc Việt Nam anh hùng.  Ngày nay cho dù lịch sử không có sự trùng hợp, nhưng hành động để đi vào lịch sử bằng cách oanh kích và đánh chiếm của Nga Sô đối với Geogria có sự liên quan và ảnh hưởng không những chỉ riêng Georgia hay các quốc gia thuộc Liên Bang Sô Viết trước kia, mà đây còn là một thách thức lớn giữa Hoa Kỳ cùng Nga Sô cũng như vào thập niên 70 giữa Trung Quốc đối với Liên Bang Sô Viết.


Với diện tích 69,700 sq km, dân số Georgia tổng số tính đến tháng 7 năm 2008 là 4,646.003 người, có biên giới chạy dài cùng Armenia 164 km; Azerbaijan 322 km; Russia 322 km và Turkey 252km. Georgia trước đây là thành viên trong Liên Bang Sô Viết, một tiểu quốc có trang bị Warhead B61 Nuclear Bom. Tuy nhiên theo tinh thần détente (Chủ thuyết Nixon làm giảm mức độ căn thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết) nên George đã tháo gỡ trở thành trắng tay. Đổi lại Ukraina và George đã được cán dù Hoa Kỳ bảo trợ để mong được trở thành thành viên trong khối NATO. Từ những nguyên nhân xa và gần Nga Sô không muốn thấy ảnh hưởng của Hoa Kỳ càng ngày càng lớn mạnh, cộng thêm những lý do sau đây đã tạo nên cuộc tranh chấp đổ máu trong 5 ngày để rồi tương lai có thể sẽ chia cắt Georgia làm đôi:


Nguyên nhân gần:


Lợi dụng Tổng thống Mikheil Saaskashvili tấn công vào Nam Ossetia.


Chia cắt Georgia thành hai, xử dụng Ossetia và Abkhazia trở thành phe thân Nga.


Dằn mặt Ba-Lan vì đã thỏa thuận cho Mỹ thiết lập 10 dàn tên lửa đánh chặn tại một căn cứ trên bờ biển Baltic nhằm tăng cường khả năng phòng không của Balan. Nhưng đối với Nga Sô họ rằng những dàn tên lửa nầy trực tiếp uy hiếp đến nền an ninh quốc gia của họ.


Nguyên nhân xa:


Nga sô chận đứng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên các lân bang thuộc khối Liên Bang Sô Viết cũ. Và ngược lại, nếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ tăng thì Nga sô sẽ giảm. Từ góc độ ấy, vai trò lãnh đạo của Nga Sô trong vùng nầy sẽ không còn hiệu quả.


Hơn ai hết, Nga Sô biết chắn rằng nếu họ xua quân tiến chiếm Georgia, Hoa Kỳ sẽ không đem quân can thiệp. Do bởi Mỹ không còn khả năng để có thể đối dầu trong một lúc nhiều cuộc chiến. Nhất là vấn đề Iran, Iraq, A Phú Hãn và Bắc Hàn chưa được giải quyết.


Trên khía cạnh kinh tế, Iran là một quốc gia tiêu thụ của Nga từ hàng hóa cho đến kỹ nghệ quốc phòng hằng năm trên 100 tỷ Mỹ kim. Đổi lại Iran còn là nguồn cung cấp dầu hỏa và dầu khí (natural gas) cho Nga Sô. Việc tiến chiếm Georgia còn là một yếu tố giống như nhân vật Quản Trọng trong Đông Châu Liệt Quốc ngày xưa dùng chiến thuật “Vây Ngụy Cứu Triệu”. Có nghĩa là đánh “Georgia để cứu Iran”, vì Hoa Kỳ không còn thời gian hay sức lực để cùng Do Thái tiến đánh Iran. Lợi dụng cơ hội nầy Iran có thể hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân thao túng Trung Đông cô lập ảnh hưởng Hoa Kỳ. Đây chính là điểm chiến lược thứ hai mà Nga Sô đã xử dụng Iran để họ có thể chuyển sang thế công thay vì thế thủ trong hơn hai thập niên qua, kể từ ngày Liên Bang Sô Viết Sụp đổ kéo theo sự xuống dốc của Nga Sô.


Thảm hoạ của cuộc chiến


Ở một góc cạnh nào đó, nếu nhìn một cách tổng quan trước tình hình hiện nay, biến động Georgia không chỉ dừng lại ở Gruzia hay Ossetia hoặc Abkhazia. Mà đây chỉ là khởi điểm cho một cuộc nội chiến của dân tộc Georgia, khi ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice “cầm tay, đưa bút” cho Tổng thống Mikhail Saakachvili ký vào “thoả hợp đình chiến”. Nhìn vào thỏa hợp nầy chúng ta nhớ lại năm xưa khi văn bản Genéve ký kết ngày 21 tháng 7 năm 1954 chia đôi đất nước Việt Nam do thế lực ngoại bang giàn dựng. Để rồi dân tộc chúng ta phải mất 21 năm sau đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Ngày nay, dân tộc Georgia cũng thế, thời gian và không gian khác nhau, nhưng “thoả hợp ngưng bắn” không đến từ trái tim của Tổng thống Mikhail Saakachvili mà lại đến từ điện Cẩm Linh và tòa Bạch Ốc. Đây chính là hệ lụy của dân tộc George rồi đây sẽ gánh chịu có thể 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa như trường hợp Nam và Bắc Hàn.


 


 



Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt



 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Vận hành tư tưởng (01-09-2010)
    Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01-09-2010)
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
    Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp (01-09-2010)
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
    Thế giới vô cực (01-09-2010)
    Thân phận cây chùm gởi (01-09-2010)
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
    Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ (01-09-2010)
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
    Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam (01-09-2010)
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152802255.